Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Bài học Trung Quốc: Thời kỳ trăng mật
Xin giới thiệu bài nghiên cứu của tác giả Aleksey Volynhets tiêu đề “Mặt trận Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh” đăng trên báo “Bình luận quân sự“ (Nga) ngày 05/7/2014.

 


“Khi nói đến thuật ngữ “chiến tranh lạnh” mọi người đều nghĩ ngay đến cuộc đối đầu Xô- Mỹ.

 

Không nhiều người để ý tới một thực tế là trong phần lớn thời gian của cuộc “chiến tranh” này, Liên Xô cùng một lúc phải đối đầu trên cả hai mặt trận – không chỉ với Phương Tây tư bản mà với cả Trung Quốc xã hội chủ nghĩa ở phía đông.

 


Thời kỳ “trăng mật” của quan hệ Xô- Trung

 

Người Nga và người Hán mãi mãi là anh em!

 

Năm 1953, khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Liên Xô để lại một lực lượng quân sự hùng hậu tại một khu vực then chốt của Trung Quốc là bán đảo Quan Đông. Chỉ riêng tại cảng Artur đã có tới 7 sư đoàn của Tập đoàn quân số 9.

 

Còn tại vùng Viễn Đông của Liên Xô vào đầu những năm 50 có tới 5 sư đoàn tăng, 30 quân đoàn bộ binh và một quân đoàn đổ bộ đường không (quân số bằng quân số của toàn Binh chủng bộ đội đổ bộ đường không Nga hiện nay).

 

Ý đồ chiến lược của việc bố trí một lực lượng mạnh như vậy tại khu vực này – ngoài việc làm đối trọng với quân Mỹ đang đóng tại Nhật Bản và Nam Triều Tiên, còn một lý do rất quan trọng nữa - để đảm bảo chắc chắn sự trung thành của đồng minh Trung Quốc lúc đó.

 

N.Khrushov, trong cơn say men tình hữu nghị với Mao Trạch Đông đã làm điều mà các tướng lĩnh Nhật trước đó không làm được là tự tay “đập tan” cụm quân Vùng Viễn Đông của Liên Xô.

 

Năm 1954, N.Khrushov trao trả cảng Artur và Dalnhi cho Trung Quốc - mặc dù trong chiến tranh Triều Tiên, do sợ Mỹ nên chính Trung Quốc đã yêu cầu Liên Xô duy trì các căn cứ quân sự của mình ở khu vực trên.

 


Cảng Artur, 1945. Ảnh: Lưu trữ của TASS

 

Trong các năm 1955-1957, Lực lượng vũ trang Xô Viết bị cắt giảm 2 triệu người, đặc biệt là tại các quân khu giáp Trung Quốc, N.Khrushev cho rằng Liên Xô không cần phải bố trí quân ở khu vực biên giới với Trung Quốc nữa.

 

Song song với việc cắt giảm quân số, Liên Xô cũng chuyển quân từ khu vực Viễn Đông sang phía tây. Tập đoàn quân xe tăng số 6 (từng chiếm Viena và giải phóng Praha) chuyển từ khu ngoại Baikal sang Ukraine. Tập đoàn quân số 25 (đóng quân tại khu vực tiếp giáp biên giới Triều Tiên – Liên Xô - Trung Quốc) bị giải thể.

 

N.Khrushov còn định tiến hành một đợt giảm quân quy mô lớn nữa vào đầu những năm 60, nhưng do quan hệ Xô- Trung lúc này đã xấu đi rõ rệt nên ý định này đã không thực hiện được.

 

Quan hệ giữa Matxcova và Bắc Kinh dưới thời Khrushev thay đổi hết sức nhanh chóng. Chúng ta không đi sâu vào phân tích các chi tiết của sự chia rẽ Xô- Trung, chỉ dừng lại ở việc trình bày một cách ngắn gọn những diễn biến của các sự kiện dẫn tới những thay đổi chóng mặt – từ hợp tác quân sự chuyển sang một cuộc chiến tranh gần như công khai giữa hai cường quốc xã hội chủ nghĩa.

 

Vào năm 1957, Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật quân sự, theo đó Liên Xô gần như “tặng không” cho Trung Quốc tài liệu kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử.

 

Chỉ 2 năm sau đó “đồng chí” (nguyên văn-ND) Khrushev đã tìm cách dừng việc thực hiện thỏa thuận trên, một năm sau đó nữa đã triệu hồi tất các cố vấn quân sự và chuyên gia kỹ thuật về nước một cách thiếu suy nghĩ và vội vã.

 

Đến năm 1960, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã kịp xây dựng hàng trăm xí nghiệp công nghiệp quân sự. Matxcova cung cấp một số lượng vũ khí hiện đại đủ trang bị cho 60 sư đoàn PLA. Đến giữa những năm 60 quan hệ giữa Matxcova với Bắc Kinh ngày càng xấu đi, nhưng lúc đó vẫn mới chỉ dừng lại ở mức độ tranh cãi ngoại giao và trận chiến trên hệ tư tưởng.

 

Ngay từ tháng 7/1960 các phái đoàn Trung Quốc từ các tỉnh láng giềng với Liên Xô đã công khai không thèm nhận lời mời của phía Liên Xô dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập thành phố Vladivostok.

 

Để Mao không phải ngượng khi đấu khẩu với Kremlin, đến hết năm 1964, Trung Quốc đã trả hết các khoản nợ vay từ thời Stalin lẫn thời Khrushov- gần 1,5 tỷ rúp chuyển đổi, tức tương đương với 100 tỷ đôla theo thời giá hiện nay.

 

Những nỗ lực của Cosyghin (chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô) và L.Breznhev (Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô) nhằm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau khi hạ bệ Khrushev đều không thành.

 

Tháng 5/1965 phái đoàn quân sự Trung Quốc đến Matxcova để tham dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng 09/5 là phái đoàn quân sự cuối cùng của Trung Quốc hiện diện tại Liên Xô.

 


Chiếc tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu liên doanh Xô- Trung tại thành phố Dalnhi (nay là Đại Lâm) ,1954. Ảnh:RIA “Novosti”

 

Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Liên Xô trong giai đoạn 1960-1967 giảm gần 16 lần. Đến những năm 70 thì quan hệ kinh tế gần như bị căt đứt hoàn toàn.

 

Nên nhớ rằng, trong những năm 50, Liên Xô chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại đối ngoại của Trung Quốc – khi ấy còn chưa trở thành “công xưởng thế giới”. Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ lớn và có lãi các sản phẩm công nghiệp Xô Viết. Xung đột với Trung Quốc đã giáng một đòn rất mạnh vào nền kinh tế Xô Viết.

 

Tiến trình cắt đứt mối quan hệ song phương đi đến hồi kết khi ĐCS Trung Quốc từ chối lời mời tham dự Đại hội XXIII của ĐCS Liên Xô, - quyết định này được công bố công khai trong bức thư của Trung ương ĐCS Trung Quốc ngày 22/3/1966.

 

Cũng trong năm đó, toàn bộ các sỹ quan Trung Quốc đang học tại các Học viện quân sự của Liên Xô rút về nước. Xung đột ngấm ngầm đã trở thành công khai.

 

Đón đọc tiếp Phần 2: Mây đen bao phủ
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Sau Ukraine, Mỹ quyết “nhúng tay” vào Trung Quốc? (07-10-2014)
    Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự (07-10-2014)
    “Ông Putin tung lá bài Trung Quốc chỉ để hù dọa Mỹ và Phương Tây” (07-10-2014)
    Vì sao miền đông Ukraine “dứt tình” với Kiev? (06-10-2014)
    NATO tung quân hùng tướng mạnh 'bảo vệ' Đông Âu? (06-10-2014)
    Đoạn kết buồn của Tổng thống Indonesia (06-10-2014)
    “Trùm mới” của NATO lên giọng thách thức Nga (05-10-2014)
    Hong Kong: Bế tắc sẽ còn kéo dài (05-10-2014)
    Hồi ức cảm động của một bé gái chạy khỏi Triều Tiên (05-10-2014)
    Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bị “truất ngôi”? (05-10-2014)
    Tổng thống Pháp Francois Hollande: Nỗi lo “thất sủng” (04-10-2014)
    Mỹ xấu hổ thừa nhận EU phải trả giá đắt vì trừng phạt Nga (04-10-2014)
    Hong Kong, “con mồi” để Bắc Kinh bẫy “cá lớn” Đài Loan (04-10-2014)
    Những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc "ngồi trên lửa" (04-10-2014)
    Cảnh sát, nhóm ủng hộ và phản biểu tình hỗn chiến, náo loạn Hong Kong (03-10-2014)
    Thừa thắng ở Ukraine, Nga đang phản công lại EU? (03-10-2014)
    Tấn công IS, Mỹ dập lửa bằng xăng! (03-10-2014)
    Xong Ukraine, Nga sẽ 'đối đầu' với Trung Quốc ở Trung Á? (02-10-2014)
    Kịch bản Thiên An Môn liệu có lặp lại ở Hong Kong? (02-10-2014)
    Moscow có bằng chứng Kiev diệt chủng người nói tiếng Nga (02-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152814243.